Khái Niệm Nhôm Là Gì? Tác Động Môi Trường Của Nhôm
5 / 5 ( 5 bình chọn )
Nhôm là một loại kim loại rất mềm, trọng lượng nhẹ. Màu sắc nhôm xỉn màu, bởi nhôm có 1 lớp oxy hóa mỏng được hình thành khi nó tiếp xúc với không khí. Nhôm là kim loại không độc hại, không từ tính, không phát sáng.
Trong bài viết sau đây, vựa thu mua phế liệu Lộc phát gửi đến quý khách tất cả các thông tin thú vị về Khái Niệm Nhôm Là Gì? Tác Động Môi Trường Của Nhôm
Kim loại nhôm là gì?
Nhôm tên tiếng Anh là Aluminum, phiên tiếng việt a-luy-mi-nhôm, được ký hiệu (Al), số nguyên tử = 13. Nhôm có nguồn gốc từ tên cổ của phèn đó là kali nhôm sunfat, Đó là alum ( trong tiếng Lating, nghĩa là muối đắng). Nhôm là tên ban đầu được Humphry Davy đặt cho. Nhưng một số người khác cũng gọi là “nhôm’ và từ đó trở thành cái tên được sử dụng tại Châu Âu.
Tại Hoa Kỳ, tên nhôm được ưa thích và khi Hiệp hội hóa học tại Hoa Kỳ tranh luận về các vấn đề. Năm 1925, tên được quyết định gắn bó với nhôm. Nhôm có một đồng vị và xuất hiện trong tự nhiên là nhôm 27, không chất phóng xạ.
Nhôm là kim loại lưỡng tính
Tính chất hoá học của nhôm
Về phần hoá học, nhôn có tính chất gì? sau đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn tất cả các phản ứng hoá học của nhôm như sau:
Tác dụng với các phi kim
Trên thực tế, những vật liệu làm từ nhôm sẽ có 1 lớp oxit bảo vệ. Nhôm sẽ phản ứng được với các oxi trên bề mặt. tạo thành lớp màng oxit bao phủ trên bề mặt. Từ đó sẽ bảo vệ và có khả năng ngăn cản nhôm phản ứng với oxi tạo ra oxit.
2Al + 3O2 => Al2O3
(Al2O3) là oxit lưỡng tính, vì vâyh tính chất hóa học của (Al2O3) thuộc dạng một (oxit), nhôm là kim loại lưỡng tính. Có thể phản ứng với các axit và bazơ.
Bên cạnh đó, nó còn có thể phản ứng được với phi kim tạo ra muối.
Ví dụ:
2Al + 3Cl2 => 2AlCl3
2Al + 3S => Al2S3
Tác dụng với nước
(Al) không phản ứng được với nước bởi vì nó được bảo vệ bởi 1 lớp oxit mỏng. Khi lớp oxit đó được phá bỏ, nguyên tố Al sẽ phản ứng trực tiếp với nước.
2Al + 6H2O => 2Al(OH)3 + 3H2
Tác dụng với (oxit) kim loại kém hơn ( phản ứng nhiệt nhôm )
(Al) khử được các oxit kim loại đứng sau nó đứng trong dãy hoạt động hóa học:
2Al + 3FeO => Al2O3 + 3Fe
Tác dụng với dung dịch axit
Với những loại axit khác nhau thì nhôm sẽ có các phản ứng khác nhau.
Với HCl và H2SO4 (loãng), nhôm dễ dàng tác dụng và tạo thành muối + hidro:
2Al + 6HCl => 2AlCl3 + 3H2
2Al + 3H2SO4 => Al2(SO4)3 + 3H2
Với những axit oxi hóa mạnh như: HNO3, H2SO4 đặc:
Al + 4HNO3 => Al(NO3)3 + NO + 2H2O
Al + 6HNO3 => Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
2Al + 6H2SO4 => Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Tác dụng với dung dịch bazơ
(Al) dễ dàng phản ứng với dung dịch kiềm:
Al + NaOH + H2O => NaAlO2 + 1,5 H2
Tác dụng với dung dịch muối
(Al ) sẽ đẩy được các kim loại đứng sau nó trong dãy hoạt động hoá học, ra khỏi các dung dịch muối
2Al + 3CuSO4 => Al2(SO4)3 + 3Cu
Phản ứng nhiệt nhôm
Phản ứng nhiệt nhôm, đây là phản ứng hóa học có toả nhiệt. Trong đó, nhôm là chất khử .
Fe2O3 + 2 Al → 2 Fe + Al2O3
Ứng dụng của nhôm
Nhôm có thành phần bạc và dễ uốn, thuộc nhóm nguyên tố hoá học kém, nhôm được tìm thấy ở dạng quặng bauxite và có khả năng chống oxy hóa (nhôm hầu như bị oxy hóa, tuy nhiên có thể sử dụng tại dạng này không giống như các kim loại khác, Nhôm mạnh và có trọng lượng nhẹ..
Hiện nay, Nhôm được sử dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp tạo ra hàng triệu các sản phẩm khác nhau và có vai trò vô quan trọng đối với nền kinh tế của thế giới. Nhôm đóng vai trò quan trọng đối với ngành hàng không vũ trụ và trong các lĩnh vực vận chuyển – xây dựng khác
Nhôm có tính dẫn điện cao, giá thành tương đối thấp so với kim loại đồng, nhôm được biết đến với hệ thống dây điện gia dụng ở Mỹ vào những năm 1960.
Nhôm được ứng dụng nhôm phổ biến hơn các kim loại khác trừ sắt. Nhôm nguyên chất rất dễ tạo thành hợp kim với các nguyên tố kim loại: đồng , magiê , mangan, kẽm , và silicon .
Sử dụng nhôm để chế tạo các loại gương soi chiếu trên các bề mặt tấm kính.
Nhôm thường được sử dụng đường truyền điện và các bao bì như: lon, giấy bạc. Sự phát triển mạnh mẽ gần đây nhất là công nghệ sản xuất nhôm, bọt nhôm bằng phương pháp thêm vào các kim loại nóng chảy 1 hợp chất của nhôm( một loại kim), giải phóng các khí hydro.
Ứng dụng của kim loại nhôm trong đời sống hằng ngày
Tính chất vật lý của nhôm
Tính chất của nhôm được thể hiện qua bảng dưới đây!
1 | Số nguyên tử | 13 |
2 | Khối lượng nguyên tử | 26,98154 g.mol -1 |
3 | Độ âm điện theo Pauling | 1,5 |
4 | Đồng vị | 3 |
5 | Đồng vị nhân tạo | 16 |
6 | Vỏ điện tử | 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 |
7 | Tỉ trọng | 2,7 g.cm -3 ở 20 ° C |
8 | Độ nóng chảy | 660,4 ° C |
9 | Điểm sôi | 2467 ° C |
10 | Bán kính Vanderwaals | 0,125nm |
11 | Bán kính ion | 0,05nm |
12 | Năng lượng ion hóa đầu tiên | 577,4 kJ.mol -1 |
13 | Năng lượng ion hóa thứ hai | 1816.1 kJ.mol – |
14 | Năng lượng ion hóa thứ ba | 2744,1 kJ.mol -1 |
15 | Tiềm năng tiêu chuẩn | – 1,67 V |
16 | Phát hiện | Hans Christian Oersted năm 1825 |